Quý bạn đọc thân mến!
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say
Câu ca trên đã gọi đúng cái đẹp và cái hồn của đất và người xứ Quảng, vì lẽ đó đã có rất nhiều tác giả viết rất hay về mảnh đất này.
Tập sách gợi mở nhiều vấn đề thú vị tản mạn trong nhiều trang sách đã chứng minh được những đóng góp của người Quảng trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt. Cuốn sách dễ đọc, dễ theo dõi, lời tựa ngắn gọn ấy đã khái quát đầy đủ giá trị của tập sách Người Quảng Nam. Tập sách có 29 chương, mỗi chương nhà văn giới thiệu cho người đọc những điều thú vị. Ở trang 9 chương 1 là sự hình thành danh xưng Quảng Nam có từ năm 1971, ở chương cuối trang 381 cung cấp kiến thức miền biển Quảng Nam đến năm 2010. Cách bố cục các chương khá linh hoạt, trong nhiều chương viết về đất và người theo cách nhìn của tác giả tạo cho sách có sức hấp dẫn riêng.
Lật từng trang trong tập sách “Người Quảng Nam” chúng ta sẽ thấy tác giả viết theo dòng lịch sử chứa nhiều cảm xúc mềm mại như vải lụa với rượu hồng đào bởi nắng chiều. Tác giả Lê Minh Quốc đã đặt Quảng Nam theo hệ thống dòng chảy lịch sử của nước nhà để xem xét, từ đó đúc kết thành những dấu ấn về vai trò của một Quảng Nam, nơi sớm hình thành chữ Quốc ngữ. Ở trang 117, Quảng Nam cũng là nơi đầu tiên nổ súng đánh pháp, ở trang 136 thể hiện niềm xót xa xen lẫn tự hào khi chúng ta đặt trong người Quảng Nam và biết rằng quê hương mình là nơi có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất cả nước. Tập sách có những trang viết chân thực và cảm động về các anh hùng liệt sĩ, các danh nhân, tác giả đã viết giới thiệu về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Phan Vinh, anh sinh ra vào năm 1933 và mất vào năm 1968 và niềm cảm phục về người con xứ Quảng phóng tầm mắt ra biển đông ta lại thấy có hòn đảo mang tên người xứ quảng và vinh dự này thuộc về anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Phan Vinh, anh sinh ra tại xã Điện Nam huyện Điện Bàn, anh đã chỉ huy hơn 11 chuyến tàu, vận chuyển 500 tấn vũ khí từng bị bắt và chỉ việc cho miền nam đánh Mỹ và đã anh dũng huy sinh vào đêm 29/2/1968, anh đã chọn một cái chết bi tráng cho nổ tung con tàu 235 đang chứa hàng chục tấn thuốc nổ, không để con tàu rơi vào tay địch. Từ đây đảo Hòn Sập thuộc quần đảo Trường sa đã mang tên anh, đảo Phan Vinh, khi cái tên cha sinh mẹ đẻ được đặt cho sông núi thì hẳn là bậc kì tài và tên anh khắc vào đá Núi, vẫn là cảm xúc tự hào về những người Quảng Nam. Tác giả đã viết về sự hy sinh phi thường của một người anh hùng khi bước ra pháp trường không cho quân thù bịt mắt để thấy được mảnh đất quê hương lần cuối cùng đó là liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. Cùng với những dòng viết về những người con Quảng Nam kiên trung bất khuất là những hình ảnh chân thực về họ. Trang 244 là hình ảnh hòn đảo Phan Vinh, trang 248 là hình ảnh Anh Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi sinh ra năm 1940, mất năm 1964 nơi pháp trường.
Tập sách Người Quảng Nam của tác giả Lê Minh Quốc đã viết rất chi tiết về lịch sử, địa lý, con người, món ăn xứ quảng theo chiều dài lịch sử văn hóa để chúng ta hiểu, biết và thêm yêu mảnh đất con người về ta, về Quảng Nam để chúng ta thêm trân quý giá trị cuộc sống hòa bình hôm nay. Cuốn sách đầy ắp những tư liệu về đất và người Quảng Nam, một vùng đất địa linh nhân kiệt.
Kính mời quý độc giả đến với thư viện huyện Núi Thành để tìm đọc cuốn sách Người Quảng Nam của tác giả Lê Minh Quốc. Cuốn sách sẽ là món quà quý giá và chắc chắn các bạn sẽ tìm được rất nhiều điều bổ ích từ cuốn sách này./.