Quyển sách “Ký sự lửa Núi Thành” / Ban tuyên giáo huyện ủy Núi Thành chỉ đạo sưu tầm, biên soạn .- Quảng Nam : Nhà xuất bản Quảng Nam, 2011 . - 278tr. , 21cm.

"Ký sự lửa Núi Thành" viết về những thăng trầm của lịch sử, về cả một quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường, hy sinh vì độc lập dân tộc của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân Núi Thành

      Quý bạn đọc thân mến! 

      Sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Nam vào ngày 24-3-1975 trở thành mốc son chói lọi của lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi hoàn toàn trên quê hương đất Quảng. Thắng lợi lịch sử ấy là thành quả của quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường, của tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí sáng tạo, hy sinh quên mình của quân và dân xứ Quảng. Trong đó không thể không nhắc đến sự góp sức của quân dân Núi Thành.

      Với chiến thắng Núi Thành vang dội vào năm1965. Chiến thắng thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, sự ngoan cường, dũng cảm của nhân dân nơi đây. Trận chiến đấu Núi Thành tuy không phải trận đánh tiêu diệt lớn nhưng thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng; là tiếng kèn xung trận, mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh”... đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”…..Nơi đây được trùng tu và xây dựng vào năm 2010 với tên gọi tượng đài chiến thắng Núi Thành. Để ghi nhớ công lao của các anh hùng đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, Thư viện huyện Núi Thành trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc quyển sách “Ký sự lửa Núi Thành”. Sách gồm 11 chương, xuất bản vào năm 2011, in trên khổ14,5x20,5cm được Ban tuyên giáo huyện ủy Núi Thành chỉ đạo sưu tầm, biên soạn. 

      Quyển sách viết về những thăng trầm của lịch sử, về cả một quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường, hy sinh vì độc lập dân tộc của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân Núi Thành. 

      Mở đầu quyển sách tác giả đưa ta đến với những “Nhân chứng lịch sử” những cái tên làm nên lịch sử của mãnh đất Núi Thành. Sau đó là rất nhiều nội dung của các chương…, tất cả đều xâu chuỗi  những sự kiện. những diễn biến của quá trình đấu tranh qua lời kể rất thật của những nhân chứng lịch sử tại địa phương giúp người đọc hiểu về lịch sử một cách chân thực và dễ dàng nhất...

      Nếu như chương 2: “Tứ Mỹ - Kỳ Sanh Cứ Địa” - Là diễn biến của những cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp giữa vòng vây và sự quản lý chặt chẽ của kẻ thù, đầy lôi cuốn và hồi hộp với lòng căm thù giặt tột độ ngỡ như không thể kìm nén thì chương 3: “Ngọn lửa giải phóng đầu tiên” đã nhen nhóm và giúp thỏa mãn được cảm xúc của độc giả, nhóm tác giả cũng đã chọn ngọn lửa ấy để tiếp tục đưa đến người đọc “mạch cảm xúc sáng tạo” ở chương 4, sau  khi dành được chiến thắng. Cụ thể tại chương 4 tác giả cho thấy được Giải phóng Tứ Mỹ - Kỳ Sanh vùng giải phóng đầu tiên của Quảng Nam, như một ngọn lửa âm ỉ từ lâu bùng phát, lan ra, bùng lên, đốt cháy những tên tay sai ác ôn, mở kèm cho dân. Giải phóng Tứ Mỹ. Ngoài việc mang lại  bài học mở ra khả năng giải phóng nông thôn, giải phóng đồng bằng khi địch còn đông quân, nhiều súng đạn...Giải phóng Tứ Mỹ còn để lại trong cán bộ và nhân dân ngày ấy biết bao nhiêu chuyện buồn, vui, biết bao nhiêu kỉ niệm về một thời đạn bom, gian khổ, ác liệt, đau thương và anh dũng tuyệt vời.

      Và đặc biệt Ở chương 5 với tựa đề “Không khuất phục quân thù”. Ta thấy được dù bị trói chặt đôi tay, bị đánh đập máu me đầy người, song ông xã Cẩm vẫn chửi bới, vạch mặt tên Rân, ông nói cho bọn tay sai này biết, còn Bác Hồ, còn Đảng ở miền Bắc thì cách mạng sẽ làm cho bọn đế quốc và tay sai phải nếm mùi thất bại, nước nhà sẽ thống nhất. Làn sóng đấu tranh vô cùng phẫn nộ của nhân dân khiến tên xã trưởng và bọn tề ngụy địa phương phải run sợ. Mỗi chương luôn để lại nhiều ấn tượng với người đọc nhưng “Cái lõm cách mạng” vẫn là chương sách để lại nhiều cảm xúc nhất. “Cái Lõm Cách Mạng”, nó như một quả bom nổ chậm là tất cả sự đè nén, chịu đựng gian khổ của người dân Tam Giang, họ sống nhờ vào đất cát và sông nước, có quân thù đến, nhờ có sông nước bảo vây ngăn cản bước chân xâm lăng. Điều đặc biệt là những đảng viên còn lại trong chi bộ xã Tam Giang đều là nữ nhưng họ đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ và không thể ngờ tới rằng những người phụ nữ chân yếu tay mềm lại làm nên kì tích, lật ngược thế cờ, chứng minh câu nói: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Và nếu như Bà Trưng, Bà Triệu những người phụ nữ đi đầu trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng quê hương đã được trân trọng khắc ghi trong lịch sử nước nhà, thì vẫn còn những người phụ nữ đã hy sinh thầm lặng để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất xã Tam Giang, nơi mà họ sinh ra. Có thể thấy được bằng tình yêu quê, một lòng với cách mạng, đoàn kết, hy sinh anh dũng đã tạo nên một cái lõm cách mạng - một bàn đạp để bộ đội về đóng quân, cùng du kích trụ lại và có sự che dấu, giúp đỡ hết lòng của nhân dân để chuẩn bị chiến trường, sẵn sàng tấn công làm nên một Tam Giang Anh hùng.

      Tiếp theo nhóm tác giả đưa ta đến với những địa danh gắn liền với những chiến thắng và hy sinh của quân dân Núi Thành qua  chương 7 “Một chỉ đỏ” hay “Cửa khẩu Khương Thọ - Xuân Vinh” chương 8; “Diệt đồn Nỗng Chai, mở kèm” chương 9giúp người đọc có những cái nhìn chân thật, để người đọc hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử, những cuộc “truy lùng thủ phạm”; căng thẳng trong quá trình chiến đấu chống lại quân thù đầy gian nan hiểm nguy và đầy lửa ở chương 10.

      Phần kết của cuốn sách “Núi Thành - Chu Lai Mở” là niềm vui và ánh sáng hòa bình, chúng ta lại thấy một ngọn lửa rực sáng của tương lai đang hừng hực cháy chứ không còn  phải là ngọn lửa của sự căm thù, uất hận, trong chiến tranh đẫm máu nữa. Đọc Từng trang sách “Ký sự Lửa Núi Thành”, chúng ta sẽ nhận thấy rất rõ tình yêu cháy bỏng dành cho quê hương của người dân Núi Thành, Quảng Nam. Thời gian không ngừng trôi nhanh, ký ức là một phần của lịch sử, có thể dày trăm trang, dày ngàn trang, thành những trang sử ký vô cùng phong phú, góp phần vào pho sử vàng vô giá của quê hương thân yêu của chúng ta. Và góp phần khơi dậy Lửa tình yêu trong mỗi con người, là tình yêu dành cho quê hương, xứ sở. 

      Sách hiện có tại Thư viện huyện Núi Thành, thân mời quý bạn đọc cùng tìm đoc./.                                                                                 

                                                

Tin liên quan