Huyện cũng đặt mục tiêu đào tạo nghề phải gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động, đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, đúng nhu cầu học nghề của người lao động, đúng quy định.
Năm 2024, huyện sẽ hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo: người khuyết tật, mức tối đa là 06 triệu đồng/người/khóa học; người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức tối đa là 04 triệu đồng/người/khóa học; người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân, mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; người thuộc hộ cận nghèo, mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Riêng ngư dân học các nghề vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ. Công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương được thực hiện lồng ghép với các chính sách hiện hành (không quy định chính sách riêng). Trên cơ sở danh sách người chấp hành xong án phạt tù do Công an tỉnh, Công an huyện cung cấp, các xã, thị trấn cần tổ chức tư vấn, định hướng giáo dục nghề nghiệp, việc làm và thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho những người có nhu cầu theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 (Tiểu dự án 3_Dự án 5: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi): hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm; ung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng các mô hình đào tạo nghề, giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo; hỗ trợ đào tạo nghề; tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát đánh giá.
Để làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn huyện cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo lao động của tỉnh và trung ương, tạo việc làm cho lao động nông thôn; phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai, hướng dẫn tổ chức tuyển sinh, đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề tại các lớp đào tạo nghề tại các xã, thị trấn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đảm bảo theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp, nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp các phòng, ban, ngành liên quan tiếp tục triển khai, thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trung học phổ thông giai đoạn 2018-2025 và Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành kế hoạch “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025, đặc biệt là công tác phân luồng học sinh sau THCS trên địa bàn huyện Núi Thành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục định hướng nghề nghiệp, phối hợp phân luồng học sinh THCS tham gia học nghề; nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở để học sinh hiểu đúng hơn về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn các loại hình đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Phòng Văn hóa - Thông tin thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ và ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Chi nhánh Ngân hành Chính sách Xã hội huyện tăng cường hoạt động tuyên truyền chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề được vay vốn tín dụng ưu đãi theo các quy định hiện hành; hướng dẫn quy trình, thủ tục và thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của Nhà nước đối với lao động nông thôn trong và sau khi học nghềcó nhu cầu vay vốn. Các hội, đoàn thể có liên quan tổ chức tuyên truyền đến các hội viên, đoàn viên thanh niên nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc học nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững; phối hợp triển khai, thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, phân cấp quản lý. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức phổ biến các chính sách về đào tạo nghề cho lao động; cung cấp các thông tin về đào tạo nghề, điều kiện học nghề, chính sách hỗ trợ học nghề; thực hiện khảo sát, thống kê số lao động có nhu cầu thực tế học nghề tại địa phương, đồng thời lập danh sách gửi huyện để phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho lao động; tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận các nguồn vốn tín dụng tại địa phương, hỗ trợ bằng nhiều hình thức giúp người lao động tổ chức sản xuất có hiệuquả, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm sau học nghề; phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề mở lớp đào tạo tại UBND xã; tổ chức quản lý, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.