- Sao có chuyện gì? Nói thầy nghe.
Em ngước mắt nhìn tôi từ trong đáy mắt em, một nổi đau đang dồn nén, trào dâng rồi vỡ òa thành tiếng:
- Thưa thầy chắc em phải bỏ học.
Bờ vai em rung lên từng hồi nức nở.
- Vì sao đến nông nỗi ấy ?
- Thưa thầy! Mẹ em…
- Mẹ em ? mẹ bị bệnh nhẹ rồi sẽ qua thôi mà!
Em lắc đầu quầy quậy. Không ! không ! thưa thầy, chuyện khác kia…
Chuyện …
- Mẹ vẫn thương em mà!
- Mẹ vẫn thương nhưng không bằng trước đây.
Từ khi biết được chuyện nầy, thì bất cứ một lời quở trách nào nhẹ nào của mẹ cũng làm em tủi thân, gây nên sự đổ vỡ . Bởi…em đâu phải là giọt máu của mẹ.
- Thầy không cho phép em nghĩ bậy bạ, đó hoàn toàn do em nghĩ vậy thôi. Mẹ vẫn thương em, công nuôi dưỡng bằng công sinh thành.Phải gắng học lên em . Tôi vội trấn an em .
- Thưa thầy! Em muốn đi tìm sự thật.
- Sự thật ? sự thật nào nữa. Tôi sững sờ nhìn em
- Em muốn biết vì sao ba mẹ đẻ lại bỏ rơi em .
Trong cuộc đời không phải sự thật nào cũng cần phải được biết đâu em. Lớn lên rồi em sẽ hiểu. Giọng tôi trầm xuống và như một tiếng thì thầm.
- Em phải biết ! Em nói với một giọng quả quyết, nét mặt lộ vẻ bướng bỉnh, bất cần. Rồi em vùng chạy, thoát ra khỏi vòng tay không khép chặt của tôi.
Suốt một tuần sau, em không đến lớp. Tôi biết độ tuổi em – đó là một cơn lốc lớn thổi qua tâm hồn em. Rồi em sẽ ra sao khi em lao vào cuộc đời với một tâm trạng như vậy.
Tôi lặn lội đến nhà em . Mẹ em thở dài cay đắng.
- Nó đi rồi ! Đồ con bất hiếu.
Còn lại chút hi vọng, tôi đi tìm em. Tôi lần tìm những địa chỉ mà mẹ em cho biết khả năng em đến.
Một chiều chạng vạng, tôi lần tìm đến sân ga. Ơ kìa, chắc thấy tôi em chui tọt vào khu nhà vệ sinh công cộng. Tôi kiên quyết đứng chờ, cuối cùng em cũng phải bước ra. Với gương mặt bướng bỉnh, em nhìn tôi, hỏi:
Thầy tìm em có việc gì?
Tôi sững sờ nhìn em. Sao mới có một tuần bỏ nhà ra đi mà đã trở thành như thế nầy rồi!
Cố nén giận, tôi nắm tay em dắt vào quán nước trước sân ga. Tôi kể chuyện cho em nghe về những hoàn cảnh đau thương, những tấm gương biết vươn mình đứng đậy, vượt qua số phận. Mỗi bất đời bất hạnh là một nguyên nhân, không nguyên nhân nào giống nguyên nhân nào! Đó là phiên bản của “tạo hóa” nhưng con người có sức mạnh, quyền năng làm thay đổi thân phận của chính bản thân mình, nhưng phải biết chọn con đường đi đúng, con đường dẫn đến tương lai tươi sáng. Tôi kể cho em nghe một tấm gương rất cụ thể trong xóm em mà tôi biết được. Chú Toàn, tuổi thơ của chú là chuổi ngày đầy sóng gió đau thương, một tuổi thơ không chút bình yên, không vị ngọt, trải qua những tháng ngày nơm nớp âu lo. Chú không phải người ở đây. Quê chú ở tận đâu ngoài Quảng Trị, Thừa Thiên, khi chiến tranh ác liệt tràn về quê chú. Chú mồ côi, địch chở về Cô Nhi Viện Chu Lai. Năm 1975 quê hương được giải phóng chú không về quê, bởi ở quê họ hàng thân thích không còn ai. Người chết, người tha hương viễn xứ không biết đâu mà tìm ? Chú ở lại đây sinh sống với bà con xóm em. Chú được bà con cưu mang, một buổi được đến trường, buổi còn lại chú giữ bò, làm ruộng... với bà con. Tuy mồ côi nhưng chú rất tha thiết được đến trường học nên dù ở nhà nào cũng vậy chú đều được cho đi học, bù lại chú ngoan, chăm, có sức khỏe, cần cù lao động rất giỏi. Chú học tập, làm công nhân, lập gia đình… cho đến bây giờ. Như em thấy đó con chú bây giờ là kỹ sư, công nhân lành nghề hết rồi.
Câu chuyện sắp hết thì đoàn tàu kéo còi vào sân ga. Tôi đứng dậy, thầm mong không phải nghe lời nói chia tay nào. Bất chợt, quay lại tôi nhìn thẳng vào mắt em, tôi hỏi:
Em cuối xuống trả lời lí nhí:
Tôi trở về với niềm hạnh phúc vô biên. Mẹ em dang tay đón đứa con “bất hiếu” vào lòng.
Sóng gió qua rồi mặt nước bình yên. Em tiếp tục học và khá lên nhiều. Tôi cũng tiếp tục với nghề đã chọn.
Công việc làm ăn bận rộn nháo nhào. Quá khứ xa xôi đã lắng sâu vào tiềm thức. Công việc xã hội, công việc của một gia đình lớn đã chiếm hết thời gian của tôi những đứa con đã lớn rồi lần lượt vượt ra khỏi tầm tay của mình.
- Ngày mai ba phải đi họp phụ huynh. Đứa con gái út vừa nói vừa đưa giấy mời họp phụ huynh của nhà trường.
- Ủa ! bắt buộc ba phải đi à? Mẹ đi được không.
- Dạ ! cô chủ nhiệm nói ba họp kỳ nầy ba phải đi. Mẹ đi hoài rồi.
Tôi bỗng thấy lạ cho cô này. Họp phụ huynh ai mà không đi được. Ngày xưa tôi chủ nhiệm. Có nhiều em năm trước lớp cuối cấp năm sau đi họp phụ huynh cho em rồi. Lên nhìn thầy cười nói: Ba mẹ em bận việc ra đồng hết trơn, cho em đi họp cho thằng em.
Thế mà giờ đây, cô chủ nhiệm lại yêu cầu đích danh ba phải đi họp.
Sau mấy học kỳ của con, đây là lần đầu tiên tôi đi họp phụ huynh cho con. Đến đúng phòng của lớp con, bước vô ổn định chỗ ngồi, hồi hộp chờ cô đến.
Cô giáo chủ nhiệm bước vào, tà áo dài thướt tha…Ơ kìa, đôi mắt sao lạ lùng thế nhỉ. Không phải vì đôi mắt đẹp kia mà vì đôi mắt quen, quen đến khiến tôi phải sững sờ! Cái nhìn như nửa vời xa, như nửa thân thiện. Vừa lấp lánh niềm vui vừa ánh lên những tia buồn buồn, một áng mây vơ vẫn trong đáy mắt em. Em – Chính em chứ không còn ai nữa. Em đánh thức miền đất đang ngủ quên trong tôi. Phút chốc, quá khứ xa xôi cuộn nhào kéo về dồn chặt trong từng khoảng khắc. Tôi như sống lại chính mình cách đây hơn mười năm qua hình ảnh của em. Và cuối cùng cuộc họp đến giờ kết thúc.Phụ huynh lục đục đứng, bước ra khỏi phòng, có vài phụ huynh bám cô hỏi thăm vài điều về đứa con của mình.
Tôi vừa đặt chân bước qua khỏi cửa phòng. Thầy !
Tôi dừng và quay đầu nhìn lại. Em nhoẻn miệng cười, như xưa: Ngạc nhiên quá thầy hả!
- ừ em, rất ngạc nhiên.
- Thầy vẫn khỏe và hình như vui hơn xưa.
- Sao em biết?
- Em đọc bài thầy hoài.
Hai thầy trò cứ hỏi, đáp bâng quơ với nhau. Em không kể gì về em. Em không nói gì nhiều về chuyện học hành, rèn luyện của con tôi. Tất cả em đã đánh giá, nhận xét tương đôi đầy đủ rồi. Chỉ qua ánh mắt em tôi thấy nhiều điều lạ, vui buồn dường như đang lẫn lộn. Thỉnh thoảng ánh mắt lại lại xuất hiện nét buồn xa vắng, cái nhìn mang nhiều hàm ý. Cái nhìn ấy dường như đã đánh thức lương tri nhà giáo trong tôi. Da diết, cồn cào trong khoảng khắc, tôi vượt ra khỏi hiện thực quay về một cách trọn vẹn với quá khứ xa xôi. Một quá khứ tuy rất nghèo vật chất nhưng luôn thấp thoáng niềm vui và chan chứa những ân tình. Có phải mối lương duyên nào đó đã sắp đặt cho cuộc gặp gỡ giữa tôi và em. Để tôi được trở về với miền ký ức.