Mục đích của Đề án lần này nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành đối với các lĩnh vực được phân cấp quản lý, đảm bảo phát huy tính chủ động, sáng tạo, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; Thực hiện phân cấp toàn diện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước đi đôi với công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các quy trình, thủ tục không cần thiết, giảm thiểu thời gian giải quyết cho người dân, doanh nghiệp; Giảm tối đa cơ chế thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến hoặc phê duyệt ở cấp cao hơn đối với những vấn đề đã được quy định cụ thể bằng quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn, định mức; tăng cường trách nhiệm, tính công khai, minh bạch của cơ quan thẩm định, tổng hợp, tham mưu; Phân cấp được thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật; đẩy mạnh phân cấp đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tổ chức thực hiện; tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Để thực hiện tốt Nghị quyết 57/NQ-HĐND của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện Núi Thành, UBND Huyện vừa xây dựng Kế hoạch thực hiện với 07 nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, nội dung Nghị quyết sết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Nghị quyết số 57/NQHĐND và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để đạt được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo mục tiêu Nghị quyết số 57/NQ-HĐND đề ra.
Hai là, Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Ủy ban nhân dân huyện với các cơ quan chuyên môn cấp huyện; giữa Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan chuyên môn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp xã theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Ba là, Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, địa phương; gắn phân cấp, ủy quyền với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên bảo đảm các nguồn lực đẩy nhanh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình; nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ.
Bốn là, Tiếp tục rà soát, kiến nghị, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quản lý trên cơ sở quy hoạch và xác định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật và đã được phân cấp, ủy quyền quản lý.
Năm là, Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các địa phương tự cân đối ngân sách để phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khắc phục tình trạng cào bằng về cơ chế, chính sách giữa các xã, thị trấn.
Sáu là, Tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn và xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định sau phân cấp, ủy quyền. Triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo đảm giao quyền đi đôi với trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền.
Bảy là, Định kỳ hằng năm, tổ chức đánh giá nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước để kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp 3 với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong từng giai đoạn đối với từng ngành, lĩnh vực.