Chỉ số hài lòng (SIPAS) của tỉnh Quảng Nam năm 2022 chỉ được 75% điểm quy đổi là 7.58/10 điểm (giảm 0.83 điểm so với năm 2021). Trong 05 yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân, tổ chức thì kết quả cho thấy tỉnh đều bị đánh giá rất thấp, tỷ lệ dưới 80%. So với năm 2021, tỉnh Quảng Nam có 06 lĩnh vực có tỷ lệ điểm giảm: lĩnh vực: “cải cách thủ tục hành chính giảm 18%; lĩnh vực: Chế độ công vụ giảm 15%; lĩnh vực: Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số giảm 5%; lĩnh vực: Tài chính công giảm 4%; lĩnh vực: Công tác, chỉ đạo, điều hành CCHC giảm 10%.
Để nâng cao hiệu quả CCHC, tiếp tục cải thiện chất lượng phục vụ, cung ứng dịch vụ, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao điểm số, vị trí thứ bậc của tỉnh; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số SIPAS năm 2023 với những nội dung cụ thể như sau:
Kế hoạch đề 9 nhóm nhiệm vụ cụ thể về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CCHC; công tác tuyên truyền; Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính (TTHC); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách hành chính công; Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; Tác động của CCHC đến phát triển Kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cơ quan hành chính đối với công tác CCHC. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch CCHC của tỉnh năm 2023 tại Quyết định số 3532/QĐUBND ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS năm 2023 của tỉnh, thông tin kịp thời những sáng kiến, giải pháp CCHC của tỉnh đến người dân, doanh nghiệp.
Sở Nội vụ Tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện các nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số PAR INDEX theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tự đánh giá, chấm điểm, tổng hợp tài liệu kiểm chứng trong công tác chấm điểm Chỉ số PAR INDEX; làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan các cấp và tổ chức Mặt trận, đoàn thể đối với công tác CCHC nhằm chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, thiếu sót; thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất về tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC, kỷ luật công vụ, kỷ cương hành chính.
Chủ trì tổ chức, triển khai Kế hoạch khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện việc cải thiện Chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.